HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

HỒ CHÍ MINH HUYỀN THOẠI VÀ MẶT NẠ

Monday, July 16, 2012

HO CHI MINH IX * QUỐC GIA & QUỐC TẾ




CHƯƠNG IX

  QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ 


I. CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN MẠC TƯ KHOA

Những tin tức cho rằng thuở nhỏ Tất Thành có tinh thần chống Pháp, đã tham gia biểu tình chống thuế, và cha con, anh em ông có tinh thần cách mạng, nhưng sự thực không phải thế. Trong cuộc Trung Kỳ kháng thuế, cụ Bảng thăng tri huyện và Tất Khiêm, Tất Thành theo cha vào Bình khê, học Quy Nhơn. Sau khi cụ Bảng bị cách chức, Tất Khiêm làm việc ở tòa Khâm, còn Tất Thành lên tàu thủy sang Pháp. Có ý kiến cho rằng Tất Thành sang Pháp là để xin  xá tội cho cha, nhưng xin xá tội  thì xin ở Việt Nam cũng được cần gì phải sang Pháp?  Những khám phá mới cho biết Tất Thành đi Pháp và xin học trường Thuộc Địa. Đây là một sự thực nhưng muốn học, muốn làm quan thì tại Việt Nam thiếu gì trường mà phải sang Pháp? Tất Thành chưa đỗ tiểu học thì chỉ xin làm viêc lặt vặt hay thư ký ở các văn phòng tỉnh, huyện mà thôi. Có lẽ nhà nghèo, Tất Thành phải xin làm bồi để sinh sống, và ông không nhiều tiền nên có lẽ phải đi chui. Việc xin học trưởng Thuộc Địa chỉ là một việc cầu may. Từ 1911 đến 1919, Tất Thành chỉ làm nghề lao động. Sau 1919, sang ở với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, cậu Ba mới bắt đầu học hỏi chính trị. Ban đầu, cậu không hiểu gì. Có lẽ ban đầu cũng như mọi người Việt Nam, cậu Ba cũng có ý thức dân tộc. Nhưng sang Pháp, ông thấy người ta theo đảng Xã Hội, và cũng vì Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường hoạt động cho  đảng xã hội, Tất Thành cũng theo đảng Xã hội, nhưng ít lâu, ông chống đảng Xã Hội, theo quốc tế II, rồi chống Quốc tế II, theo Quốc tế III. Tuy theo Quốc Tế III, hết lòng than khóc Lenin, cậu Ba cũng bị người Nga coi thường.

Trước khi đi sâu vào mục này, chúng ta xem lại lịch sử đảng cộng sản. Marx tuyên bố rằng "Công nhân không có tổ quốc" (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II, 5).
  Vì theo chủ trương Quốc tế vô sản, Marx cũng như Lenin, Stalin đã ủng hộ phát xít Đức trong khi một số đảng viên cộng sản không theo chủ trương của Marx, trái lại họ đoàn kết với đất nước họ chống phát xít, xâm lược bảo vệ tổ quốc của họ, do đó Quốc tế II tan rã.
Lenin cũng như Hồ Chí Minh chỉ cầu chiến thắng, không quan tâm đến tổ quốc của họ. Lenin nói:
Tôi không quan tâm đến nước Nga sẽ ra sao. Đồ chó đẻ! Tất cả chỉ là đi đến cách mạng thế giới mà thôi! (1)

Quốc tế III ra đời ( 1919-1943) do Lenin và Stalin lãnh đạo. Lenin triệt để theo chủ nghĩa cộng sản, ông theo Đức để lật đổ Nga hoàng mặc dù Đức xâm lăng nước ông. Stalin cũng theo chân Lenin, làm tay sai cho Đức với lý tưởng tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, nhưng trong đệ nhị thế chiến, Đức xâm chiếm Nga, đánh bại Hồng quân Liên Xô nên Stalin phải liên kết với Mỹ.

Khi đã theo Quốc tế III, tất nhiên cậu Ba đã hiểu rõ vấn đề này. Thành thử những ai viết rằng cậu Ba có tinh thần quốc gia, cậu Ba có tinh thần yêu nước là họ đã sai lầm.  Các ông Liên Xô, Trung Quốc, và Ngô Gia tự đã phê phán HCM có tinh thần quốc gia thì đó cũng là cách gán tội người khác theo đường lối cộng sản. Lý Thụy đã theo cộng sản tức là đã hủy diệt lòng yêu nước. Tất cả là do âm mưu xảo quyệt và thủ đoạn tàn ác của ông hoặc của đệ tam quốc tế.

Từ 1922, Nguyễn Tất Thành tìm đến Mạc Tư Khoa là ông đã làm tay sai cho đệ tam quốc tế. Sau ông sang Trung Quốc, ở dưới trướng của Borodin, thì ông đã chính thức trở thành " cán bộ",  là điệp viên của Nga, Tàu.

 Theo tài liệu của Mường Giang, từ đầu Nguyễn Ái Quốc đã tạo một lực lượng cộng sản Việt Nam theo Liên Xô. Những người này tuổi trẻ, được Lý Thụy gửi qua Liên Xô học tập. Sự kiện này chứng tỏ Lý Thụy là tay sai của đệ tam quốc tế kể từ 1924 khi ông phục vụ dưới trướng Borodin. Mường Giang cho biết:
Nhờ em ruột của Nguyễn thị Minh Khai là Nguyễn Hữu Dung, mới đây có khoe thành tích của anh rễ mình là Lê Hồng Phong, trên báo đảng Thế Giới Mói, số 328 ngày 22/03/1999, chúng ta mới biết thêm nhiều chuyện cán bộ VC bí mật theo học tại Liên Xô mà trước đây Đảng dấu nhẹm vì sợ bại lộ chân tướng.  Theo tài liệu cho biết, trước khi Hồ Chí Minh qua nhân vật Lý Thụy tới Quảng Châu để phụ tá Toàn Quyền Liên Xô là Boradin, thì tại đây đã có tổ chức Tâm Tâm Xã thuộc VN Quang Phục Hội, do Phan Bội Châu và Cường Để thành lâp. Trong nhóm đa số gồm nhiều thanh nước yêu nước trí thức, đa số người hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh, trong đó có Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong .Chính Phan Bội Châu đã can thiệp với Tưởng Giới Thạch, lúc đó là Giám Đốc Chỉ Huy trưởng Trường Sĩ Quan Hoàng Phố, thu nhận các thanh niên VN vào học. Do trên Lê Hồng Phong đã được nhập học tại đây từ tháng 07/1924. Năm 1925, Hồ và Lâm Đức Thụ bán Phan Bội Châu cho Pháp, đồng thời tiếm trọn tổ chức Tâm Tâm Xã lúc đó như rắn mất đầu, bằng tiền bạc, khuyến dụ đưa những thanh niên yêu nước chân thành trong trắng, bước vào con đường nhuộm đỏ VN, cũng như giúp xác, máu, đưa Hồ lên đài danh vọng. Do trên, vào tháng 10/1926, Lý Thụy bí mật đưa nhiều thanh niên như Lê Hồng Phong, Trần văn Giàu ... sang học tại trường Phương Đông Lenin – Liên Xô. Trước đây không ai biết trường này đã dạy những gì nhưng theo lời Nguyễn Hữu Dung, thì tại đây Lê Hồng Phong được học đủ thứ, qua một thời gian dài từ tháng 10/1926 cho tới năm 1931, mới tốt nghiệp. Theo đó thì Phong đã trải qua các khóa Lý luận quân sự không quân tại Leningrad, lớp phi công tại Borisglevsk, trước khi chính thức vào học các khóa 2 và 3 tại trường Phương Đông mà Hồ đã học khóa trước. Cũng nhờ khoe, mà chúng ta biết thêm được chuyên có nhiều người VC đã cầm súng bảo vệ cho LX, khi nước này bi Đức tấn công ngày 21/06/1941. Do trên, ngày 12/12/1985 nhân dịp kỹ niệm 40 năm LX ciến thắng Dức Quốc Xã, đích thân E.C.Ligachov, Ủy viên Bộ Chính Trị Cọng đảng LX, đã ký sắc lệnh truy tặng huân chương chiến tranh vệ quốc hạng nhất cho 5 VC đã thí mạng bảo vệ Mạc Tư Khoa khi bị Đức tấn công. Đó là Vương Thúc Chính, Lý Nam Thanh, Lý thúc Chắt, Lý Anh Tạo đã được Lý Thụy gởi từ Quảng Châu tới Nga, trong lúc họ mới lên 12 – 13 tuổi. Ngày 14/08/1941, Liên Xô thành lập Lữ Đoàn Bộ Binh Cơ Giới, gồm toàn cán bộ cộng sản chư hầu đang có mặt ở đây, trong đó có VC, để bảo vệ thủ đô. Ngày 07/11/1941, Lữ Đoàn này được lệnh ra tiền tuyến, đối mặt với quân Đức và sau đó không có một người sống sót. Hiện cuộc tìm kiếm những oan hồn lãng tử VC tại Nga chưa chấm dứt nhưng Đảng đã rất lấy làm vinh dự có 12 đồng chí VN, noi theo bước chân lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc, đã xã thân phục vụ tốt cho nước tổ Liên Xô. (Mường Giang, HCM, LX)
Nấp bóng Nga, Tàu, ông xây dựng cơ sở cộng sản Việt Nam tại Trung Quốc. Lúc bấy giờ Quốc Tế và Việt Nam chưa rõ bộ mặt công sản gian ác. Dân Á Phi bị thực dân Pháp và đế quốc Anh đô hộ nên họ hướng về Liên Xô để cầu mong sự hỗ trợ lớn lao  về tinh thần cũng như vật chất để giải phóng đất nước. Một số thanh niên Việt Nam đã hướng về Liên Xô, chỉ có Phan Bội Châu là sáng suốt mà từ chối gia nhập " tín ngưỡng cộng sản" vì cụ đã thấy cái thòng lọng trên đầu cụ và dân tộc Việt Nam, nhất là khị cụ đã kinh qua kinh nghiệm đắng cay của người Nhật với chủ thuyết " Đông Á của người Á Đông"...
Lúc bấy giờ Tôn Dật Tiên đã thành công trong cách mạng tân hợi 1911 và xây dựng nước Trung Hoa Dân quốc. Đó cũng là một mô hình lý tưởng cho những nhà cách mạng Việt Nam. Cụ Phan Bội Châu ban đầu chủ trương quân chủ, sau chuyển sang dân chủ và bắt đầu xây dựng cơ sở theo mô hình Quốc dân đảng của Trung Quốc. Và lúc bấy giờ Tôn Dật Tiên đã thay đổi đường lối chính trị, từ lúc ban đầu hướng về  các quốc gia tư bản, sau ông hướng về Liên Xô cộng sản. Và Liên Xô cũng muốn nhuộm đỏ Trung Quốc và Á Châu mà ban đầu là yểm trợ Trung Hoa Dân quốc và thâm nhập Trung Hoa Quốc Dân đảng. Stalin hạ lệnh đảng cộng sản Trung Quốc phải hoà hợp liên minh với Tôn Dật Tiên và Trung Hoa Quốc Dân đảng. Cha con Tưởng Giới Thạch đều sang du học Liên Xô. Một số cán bộ cao cấp của Đảng CS. Trung Hoa như Mao trạch Đông đã được bầu vào Ban Chấp Hành trung Ương Quốc Dân Đảng. Trường Võ Bị Hòang Phố, do Nga bảo trợ khai giảng ngày 15/06/1924 do Tưởng Giới Thạch làm Giám Đốc, còn Chu Ân Lai phụ trách chính tri. Nhưng một biến cố cực kỳ quan trọng đã xảy ra tại Quảng Châu, trong buổi lể kỷ niệm lần thứ 13 cách mạng Tân Hợi (10/10/1911), làm nhiều người cả hai phe thương vong, đồng thời đã khiến Tôn Dật Tiên tỉnh mộng, nên ông bỏ lên Bắc Kinh để hợp bàn chuyện thống nhất đất nước và kêu gọi tình hữu nghị Hoa-Nhật, khiến Liên Xô thất vọng vì kế hoạch bị đổ vỡ . Vì giai đoạn Quốc Cộng hợp tác, Lý Thụy, Hoàng Văn Hoan cũng được các nhà cách mạng Việt Nam đón tiếp, và Lý Thụy cùng đám đệ tử tham gia các tổ chức của  Phan Bội Châu, Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần. Họ nương theo Quốc dân đảng nhưng lại hoạt động cho cộng sản. 

II. MỤC ĐÍCH VÀ CHIẾN THUẬT CỦA HỒ CHÍ MINH
Dù là hai hay nhiều HCM, HCM giả để bảo vệ, hay HCM đánh tráo NAQ, đều cùng theo một đuờng lối. 
1. HCM trước sau có những mục đích giống nhau:
(1).Theo đuổi danh lợi, quyền bính.
(2).Làm tay sai cho Liên Xô, Trung Quốc để cầu lợi.Theo chủ nghĩa cộng sản, thì không có tinh thần quốc gia. Từ năm 1923, ông đã bán linh hồn cho cộng sản, ông không thể đảo ngược tình thế và chí hướng ông.

 2. HCM có những chiến thuật giống nhau:
(1). Bám theo những người, những tổ chức có danh vọng đề mưu lợi cho bản thân ông và đảng Cộng sản.
+ Ông đã theo nhóm cách mạng Việt Nam tại Pháp của các cụ Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường để rồi cướp danh hiệu Nguyễn Ái Quốc của những người này. Ông cũng dùng thủ đoạn này khi Lý Thụy, Hoàng Văn Hoan tìm đến Hồ Học Lãm rồi cướp danh Hồ Chí Minh và danh hiệu Việt Nam Độc lập Đồng minh hội của Hồ Học Lãm.
Ông mang tên Hồ Chí Minh là để lừa dối Quốc Dân đảng Trung Quốc vì Hồ Chí Minh là bí danh của Hồ Học Lãm, một nhà cách mạng quốc gia và cũng là một tướng lãnh của Quốc Dân đảng, và cũng lừa dối nhân dân Việt Nam. Ông không xưng là  Nguyễn Ái Quốc vì tại Việt Nam người ta nghe danh Nguyễn Ái Quốc là cộng sản mà chống đối ông. Cũng vì muốn che giấu quốc dân, Hồ Chí Minh đổi tên đảng Cộng sản là đảng Lao Động. Lẽ dĩ nhiên đây là cái thuật nhỏ mọn của ông, trước kia nếu ông không xưng là đảng Cộng Sản thì người ta có thể tin. Ông đã mang tên Cộng sản nay đổi là Lao Động cũng chỉ là một cái mặt nạ khác, không che được bản lai diện mục của loài lang sói hung tàn.


+Xâm nhập hàng ngũ quốc gia để lấy tin tức tình báo, chia rẽ và lôi kéo hàng ngũ quốc gia theo cộng sản, đồng thời phá hoại hàng ngũ quốc gia  để phát triển đảng  cộng sản.Thực thi quỷ kế này, ông đã chiếm danh Hồ Chí Minh và Việt Nam Độc Lập Đồng minh hội của Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần. Ông lợi dụng tổ chức Vìệt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu, cho người xâm nhập, cướp tổ chức Tâm Tâm xã của Phan Bội Châu thành tổ chức của ông. Ông đã bán Phan Bội Châu và hàng trăm nhà cách mạng không theo cộng sản cho Pháp. Ông nói xấu và tìm cách chia rẽ nội bộ các đảng phái quốc gia. Sau lôi kéo Hồ  Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ, Vương Thúc Oánh, ông phát triển đảng cộng sản Việt Nam.
+Ông đã xâm nhập rồi nhờ bàn tay Pháp bắt giam, sát hại các đảng phái quốc gia, sau đó thâu tóm các tổ chức này như HCM đã thâu tóm đảng Tân Việt của Đào Duy Anh, Đặng Thái Mai.
+Ông cũng dùng quỷ kế này, lấy danh ngưiời Quốc tế III, ông thống nhất ba đảng cộng sản , biến họ thành tay sai của ông, thế lực của ông. Những lãnh tụ của ba đảng cộng sản này đã bị ông chặt vây cánh và đẩy vào chỗ chết. Ông đưa Ngô Gia Tự vào Nam là vùng đất lạ, rồi cho Trường Chinh thay thế, sau đó các lãnh tụ cũ đều bị rơi vào tay Pháp, hoặc bị bệnh mà chết có lẽ do HCM thì hành thủ đoạn mượn dao giết người như kế sách thực hiện trên bản thân Phan Bội Châu, hoặc tự tay ông chém giết hoặc hạ độc. Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai,Ngô Gia Tự,  Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ, Nguyễn Bình...đã chết một cách bí ẩn. Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, Đặng Thái Mai, Đào Duy Anh, Trương Tửu may mà được chết già!



(2).HCM sẵn sàng làm tay sai cho đối phương, hoặc tạm thời liên minh  để cầu lợi, bất chấp danh dự, nghĩa khí. Ông theo cộng sản, nhưng ông biết nhân dân Việt Nam không thích cộng sản. Cuộc nổi loạn Xô Việt Nghê Tĩnh đã là một vết máu trong lịch sử Việt Nam khiến lòng người oán ghét cộng sản. Để thực hiện âm mưu này, ông luôn giấu mặt thật cộng sản , mang mặt nạ quốc gia để lấy lòng những người và thế lực thù địch với cộng sản.
Trước khi theo cộng sản, Nguyễn Tất Thành gặp nhiều  nguy khốn, phải lao động cực nhọc đã nghĩ đến việc xin làm tay sai cho Pháp bằng cách xin  học trường Thuộc địa.Ông sẵn sàng theo các thế lực như hội Tam Điểm, đảng Xã hội và sau là theo Cộng sản để mưu lợi. Mưu mánh này HCM đã thực hành khi ở với Hồ Học Lãm, khi tiếp xúc với Trương Phát Khuê. Nhờ lòng tốt của Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần mà Lý Thụy được Trung Hoa tha, và để cho Lý Thụy, Hoàng Văn Hoan ở trong nhà Hồ Học Lãm và làm việc trong Việt Nam Độc Lập Đồng minh hội.Nhiều người cho rằng HCM có khuynh huớng quốc gia khi ông dịch Tam Dân Chủ Nghĩa. Đó chẳng qua là nịnh hót, bịp bợm để lừa Trương Phát Khuê khi ông ở  trong nhà tù Quảng Đông.
Khi ở Trung Quốc, sau khi bị Trương Phát Khuê bắt, NAQ sàng làm gián điệp cho Trương Phát Khuê. Chính tài liệu Việt cộng cho biết:

Đầu năm 1943, từ trong nhà tù, Nguyễn Ái Quốc gửi một bức thư cho Trương Phát Khuê, viên lãnh chúa quân phiệt nam Trung Hoa, cũng là một thủ lĩnh quan trọng của Quốc dân đảng, từng tranh chấp quyền bính với Tưởng Giới Thạch và thường có quan điểm riêng của mình về Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc nói với Trương Phát Khuê nếu được trả tự do, ông sẽ tập hợp mạng lưới tình báo của mình ở Đông Dương và sẽ cộng tác với Trương. Nhận được bức thư, Trương ra lệnh thả ông ra khỏi nhà tù ở Liễu Châu không cần báo cáo cho Tưởng Giới Thạch biết. Và chính từ thời điểm Nguyễn Ái Quốc đổi tên là Hồ Chí Minh, trước hết là để giấu lai lịch đối với Tai Li, trùm mật vụ của Tưởng. Với tên Hồ Chí Minh, ông trở thành người cầm đầu một tổ chức tập hợp rộng rãi các nhóm cách mạng người Việt gọi là Đồng minh Hội, được Trung Hoa Quốc dân đảng ủng hộ, còn Việt Minh do cộng sản tổ chức lúc đầu cũng chỉ là một bộ phận của tổ chức này.(2)
  Và sau này ông làm gián điệp cho Mỹ. Ông đã hợp tác với các tổ OSS tại Trung Quốc và tại Việt Bắc. Ông khéo giấu nanh vuốt,ông luôn tỏ ra là người quốc gia, thành thử nhiều người Mỹ mắc mưu trong đó có Archimedes L.A. Patti đã chuyển thư của HCM cho tổng thống Mỹ và đề nghị giúp đỡ HCM. Và cũng vì điểm này cho rằng người Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội. Nếu Mỹ giúp HCM thì HCM đã không theo Nga, Tàu, và chiến tranh Việt Nam đã không xảy ra. Đó là quan niệm sai lầm. Ông hợp tác với Mỹ là tạm thời với nhiều lí do, nhiều lợi ich cho ông.
Việc cộng tác này có lợi cho ông :
+ Ông được Mỹ viên trợ vũ khí, tiền bạc. 
+Ông  lừa bịp người quốc gia vì họ tin rằng ông là người của Mỹ, ông không phải là cộng sản.
+ Sau khi ông lập chính phủ lâm thời, không một quốc gia nào công nhận, ông ve vuốt Mỹ để Mỹ công nhận chính phủ ông. 
+Lúc này Pháp trở lại Việt Nam, ông muốn dùng tay Mỹ đánh Pháp cho ông.
+Ông muốn Mỹ viện trợ tiền bạc vũ khí cho ông để ông diệt người quốc gia.

May thay chính phủ Mỹ đã không bị HCM lừa bịp bởi vì họ biết rõ HCM là tay sai cộng sản. Nếu Mỹ lúc ấy giúp HCM thì chỉ tạo sức mạnh cho HCM tàn sát nhân dân Việt Nam như thực dân Pháp đã bắt tay với cộng sản tàn sát lực lượng quốc gia trong năm 1946. HCM đã theo Cộng sản sẽ bị tổ fchức Quốc tế III kìm kẹp, nếu phản bội thì sẽ bị trừng trị thẳng thay. Trên thế giới này, chỉ một mình Tito là có bản lĩnh chống đối Stalin mà thôi.  Việt Nam không thể thoát khỏi chiến tranh một khi mâu thuẫn ý thức hệ quốc tế còn phát triển. Hơn nữa, đã theo cộng sản vào thời cộng sản cực đoan còn thịnh trị, tinh thần chống tư bản rất mạnh, HCM  không thể  theo Mỹ. Theo Mỹ chỉ là giai đoạn. Đàng sau HCM, sức đẩy của Quốc tế III rất mạnh.
 Bất cứ thời gian, không gian và sự việc ra sao, người cộng sản bao giờ cũng có hai mặt: mặt thật và mặt nạ.  Minh Võ đã có ý kiến như sau:


Về phần Hồ Chí Minh sẽ có thái độ nào đối với Mỹ, có thực sự trở thành đồng minh của Mỹ và sẵn sàng tách khỏi khối Liên Xô không?

Sau khi Stalin tuyên bố giải tán Đệ Tam Quốc Tế, Tổng Bí Thư Trường Chinh đã đưa ra chỉ thị ngày15-7-1943: “Vô luận trong tình thế nào, những người Cộng Sản Đông Dương cũng không được sao lãng việc tuyên truyền chủ nghĩa Cộng Sản và việc phát triển tổ chức Đảng… không được hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, coi thường nhiệm vụ Đảng hoặc làm lu mờ sứ mệnh thiêng liêng của giai cấp vô sản Đông Dương”
Trong lúc Hồ Chí Minh gửi thư tỏ ý muốn kết thân với Mỹ và tuyên bố giải tán Đảng, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tiếp tục đưa ra chỉ thị ngày 25-11-1945 nêu rõ: “Kẻ thù cụ thể trước mắt lúc này là bọn phản động Pháp. Chúng chủ trương câu kết với đế quốc Mỹ và đế quốc Anh để bao vây Liên Xô”.

Đồng thời, đường lối tuyên truyền và ngoại giao của Đảng theo chỉ thị của Hồ Chí Minh là “phải lợi dụng sự mâu thuẫn của Trung Hoa – Mỹ và Anh – Đờ Gôn”. Chính vì thế, Võ Nguyên Giáp không tiếc lời xỉ vả Nguyễn Tường Tam do chủ trương tìm sự giúp đỡ từ phía Mỹ. Vào lúc Hồ Chí Minh ve vuốt các quân nhân Mỹ có mặt ở Hà Nội, gửi thư tới giới lãnh đạo Mỹ thì Võ Nguyên Giáp kết án mọi xu hướng ngả về phía Mỹ: “Những phần tử phản động của Việt Nam Quốc Dân Đảng trong chính phủ liên hiệp chủ trương nên tìm chỗ dựa ở Tưởng và Mỹ. Ngày 12 tháng Ba, Nguyễn Tường Tam tới Bộ Ngoại Giao nhận chức, tuyên bố: “Trung Hoa và Mỹ có nhiệm vụ duy trì nền hòa bình ở Viễn Đông”. Y luôn luôn nhắc tới việc cần liên hệ với Mỹ, cần tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ…” 

Nguyễn Tường Tam bị kết án vì thực sự muốn kết thân với Mỹ, trong khi đảng Cộng Sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh luôn coi Mỹ-Anh là đế quốc thù địch với Liên Xô và chỉ muốn khai thác tình thế đương thời để lợi dụng Mỹ thôi. Ý nghĩa thực của những diễn biến trên chỉ có thể ghi nhận như thế.

Cho nên Tưởng Vĩnh Kính từng nhận định: “Hành động "liên kết với Mỹ" và "bài Hoa" của ông Hồ và Mặt Trận Việt Minh hoàn toàn đặt cơ sở trên nỗi thao thức về vấn đề sinh tồn và phát triển của bản thân họ", bởi Hồ Chí Minh luôn trung thành với điều đã ghi trong tác phẩm Con Đường Kách Mệnh: "Một là, nhiệm vụ cách mạng không phải vì một thiểu số người nào mà vì quảng đại giai cấp công nhân và quần chúng nông dân, do đó cần phải tổ chức quần chúng. Hai là, cách mạng tất yếu phải chịu sự chỉ huy của chủ nghĩa Mác Lênin. Ba là, cuộc vận động cách mạng ở mỗi quốc gia phải được kết hợp chặt chẽ với giai cấp vô sản quốc tế; công nhân và quần chúng nông dân phải phân biệt rõ giữa đệ tam và đệ tứ quốc tế.”

Theo Tưởng Vĩnh Kính, mục đích tối hậu của Hồ Chí Minh là đoạt chính quyền để tiến hành cách mạng vô sản quốc tế nên nỗi thao thức chính yếu lúc đó không phải vấn đề "có thể sớm đạt được một nền độc lập hay không”, mà là vấn đề "bản thân Việt Minh có thể đoạt thủ được chính quyền hay không...”
(3)



+ Sau 1945, HCM giải tán đảng Cộng sản, đổi tên là đảng Lao Động cũng là để tránh cái tên Cộng sản đáng ghê sợ cho người Việt Nam. Đi xa hơn, ông còn nói xấu, vu vạ cho các đảng phái quốc gia chống Pháp, rồi ông bắt tay với Pháp tiêu diệt các đảng phái quốc gia. Việc làm gian trá này đã khiến nhân dân VIệt Nam bất bình mà đảng viên cộng sản cũng phản đối. Ai phản đối ông sẽ sa thải hay giết hại họ.
+Với kế sách che mặt cộng sản, và hòa hoãn tạm thời, năm 1945, HCM kêu gọi đoàn kết toàn dân. Nhưng sau 1954, HCM nắm quyền nửa nước đã ra mặt cộng sản, thực thi CCRĐ và Cải Tạo Công Thương Ngjiệp và lập HTX, bắt toàn dân làm nô lệ.                                             
+ Cũng với kế sách này, HCM dựng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, dựng Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo làm phên dậu che chắn, để đem quân xâm chiếm Miền Nam. 

III. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1945 VÀ THỦ ĐOẠN CỦA HỒ CHÍ MINH


Đến đây, chúng ta thử xem lại trang sử Việt Nam từ 1945 về sau để thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của HCM. 
1. Năm 1945, HCM cộng tác với OSS (Office of Strategic Services), và trở thành gián điệp của Mỹ,
 Cũng theo mẹo "hồ mượn oai hổ", trong bản tuyên ngôn độc lập, ông dùng câu đầu của bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ "Mọi người sinh ra đều bình đẳng (All men are created equal).và dùng ba chữ Độc lập, Tự Do, Hạnh Phúc của tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên là để che mặt thật cộng sản của ông, và cũng để lấy lòng phe Trung Hoa Quốc Dân đảng.. Đó là thủ đoạn gian xảo của HCM. Trước khi đầu hàng đồng minh, quân đội Nhật đề nghị cộng tác với chính phủ Trần Trọng Kim để tiêu diệt cộng sản, nhưng hoàng đế Bảo Đại đã từ chối, vì ngài biết Nhật phải đầu hàng, và không muốn bị kết tội là " cõng rắn cắn gà nhà ".  Nhiều nhân sĩ quốc gia cũng không tin HCM là Nguyễn Ái Quốc và Mặt Trận Việt Minh không phải là bộ mặt của Cộng sản, nhiều nơi đã theo cộng sản. Chính người Mỹ cũng tin HCM là người quốc gia nhưng chính phủ Mỹ thì không tin. (4)
 Trước khi qua đời, Cựu Hoàng Bảo Đại đã gián tiếp thú nhận mình lầm khi nói với một nhà báo về lý do thoái vị trao quyền cho Hồ Chí Minh như sau: “Lúc ấy tôi chỉ biết Hồ Chí Minh có chí hướng quốc gia muốn mưu tìm độc lập, thống nhất cho Việt Nam. Hồ Chí Minh được giới thiệu như người cộng tác với Đồng Minh và được đại tá Patti trong tổ chức OSS ở Vân Nam của Mỹ ủng hộ.”(5)
 2. Ngày 9-3-1945, Nhật đánh Pháp, lập Bảo Đại làm vua, Trần Trọng Kim làm thủ tướng.
-Tháng 7-1945, đồng minh giao cho quân Anh giải giới Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, còn Trung Hoa Dân quốc từ vĩ tuyến 16 trở ra. Pháp theo quân Anh trở lại Đông Dương.
-Ngày 2-9-1945, Nhật đầu hàng, HCM tuyên bố độc lập.
3. Sau khi cướp chính quyền, lập chính phủ Liên Hiệp ngày 2-9-1945,  nhưng sau đó, ngày 11-9-1945, HCM triệu tập cuộc họp trung ương đảng Cộng sản, tuyên bố đường lối độc tài đảng trị. Với đường lối tiêu diệt " tiềm lực"  này, cộng sản đã giết hại hàng trăm ngàn người.
-Ngày 13-9, quân Anh đến Saigon, còn phía bắc, 150 ngàn binh Tưởng Giới Thạch nhập địa. Trong lúc này, 1400 lính Pháp được quân Anh giải thoát từ trại giam Nhật bổn, tấn công Việt Minh. Lúc này có khoảng 20 ngàn lính Pháp tại Saigon.
-Tháng 10-1945, tướng Jacques Philippe Leclerc đếm miền Nam với 35,000 lính Pháp, du kích Việt Minh phản công nhưng bị đẩy ra khỏi Saigon.

 4 . HCM kêu gọi đoàn kết dân tộc với khẩu hiệu "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết" là giả vờ. Ông lập chính phủ Liên Hiệp là do áp lực quốc tế, và cũng là để đánh lừa các đảng phái và quốc dân. Đoàn kết, hợp tác chỉ là giai đoạn trong khi cộng sản yếu. Khi cộng sản mạnh, và sự đoàn kết không cần thiết, cộng sản sẽ hạ thủ đối phương không kịp trở tay.
  HCM lập chính phủ Liên Hiệp,  chỉ là đoàn kết tạm thời. Trong những nhân sĩ này, ta có thể chia làm ba hạng:
- Những người làm bình phong trang điểm cho chủ trương đoàn kết giả vờ của ông như Huỳnh Thúc Kháng.
-Những người thân cộng giả vờ đối lập như đảng Xã Hội của Nguyễn Xiển và đảng Dân chủ của Cù Huy Cận.
-Một số thuộc năm đảng phái, nhưng cũng chỉ ngồi làm vì.
Thực quyền trong tay cộng sản trong đó HCM và tổng bộ gồm có những người sau đây:
Hà bá Cang, nhất danh là Quận Thọt, nguời Hung Yên Nguyễn luơng Bằng, nhất danh là Sao Ðỏ, nguời Hải Duơng Bùi Lâm, nguời Trung Bộ,  Ðặng xuân Khu, người làng Hành Thiện, Nam Ðịnh, Bùi công Trừng, người Quảng Bình, Trung bộ,  Pô, người Trung Hoa, Tiêu Sung, người Nhật


Trần Trọng Kim viết: Theo chính sách của Việt Minh, lập ra một chính phủ, đem những người các đảng phái hay không đảng phái vào làm Bộ Trưởng là cốt làm cái bình phong che mắt người ngoài, chứ không có thực quyền làm được việc gì cả. Khi tôi còn ở Hà Nội, Cụ Huỳnh Thúc Kháng ra nhận chức Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, có đến thăm tôi. Ngồi nói chuyện, tôi hỏi: 
- Cụ nay đứng đầu một Bộ rất quan trọng trong chính phủ, chắc là bận việc lắm.
Cụ Huỳnh nói:
- Bây giờ việc gì cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc gì mấy, và khi có việc gì, thì họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ ký mà thôi.
- Những khi có hội đồng chính phủ thì bàn định những gì ?
- Cũng chưa thấy có việc gì, thường thì họ đem những việc họ đã làm rồi nói cho chúng tôi biết.
Xem như thế thì các ông Bộ Truởng chỉ đứng để làm vị mà thôi, chứ không có quyền
quyết định gì cả. Có người hỏi ông Nguyễn Tường Tam rằng:
- Khi ông nhận chức Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao của cụ Hồ giữ trước, ông thấy có việc gì quan trọng lắm không ?
Ông trả lời:
- Tất cả giấy má trong Bộ Ngoại Giao của cụ Hồ giao lại cho tôi, tôi chỉ thấy có ba lá đơn của mấy người Sĩ Quan Tàu nhờ tìm cho mấy cái nhà, và tìm cái ví đựng tiền bị kẻ cắp lấy mất.
Câu chuyện có thể là ông Tam nói khôi hài, nhưng đủ rõ việc các ông Bộ Trưởng không có gì. Tôi đem những câu chuyện đó nói ra đây để chứng thực là các Bộ Trưởng chỉ giữ hư vị chứ không có thực quyền. Cái thực quyền trong chính phủ lúc ấy là ở mấy người như ông Hồ chí Minh, Võ nguyên Giáp và ở tổng bộ cộng sản điều khiển hết cả. ..Ðó mới thực là chính phủ, một chính phủ bí mật mà có quyền thế vô hạn.
(sđd, 35-36)

Vì thấy trước tâm địa của HCM, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh đã bỏ chính phủ Liên hiệp mà đào tị sang Trung Quốc.

5. HCM rất  tự ty nên đã tự đề cao mình qua các tác giả Trần Dân Tiên, T. Lan, Hơn nữa, HCM và đảng cộng sản đã thực hiện chủ trương  độc tài, độc đảng của Marx, Lenin nên không bao giờ chấp nhận đối lập và đa đảng như ở các nước dân chủ Âu Mỹ. HCM và đảng cộng sản ra sức tuyên truyền dối trá, đồng thời vu khống các nhà cách mạng quốc gia như ông đã vu khống nhóm đệ tứ là ăn tiền Đức quốc, và miệt thị Quốc Dân đảng, Đại Việt đảng và các nhân sĩ quốc gia trong miệng lưỡi Trần Dân Tiên:

 Ở đó nhân dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức tổng tuyển cử. Hồ Chủ tịch đã tìm ra một giải pháp: nhường cho Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam bảy mươi ghế mà chúng sẽ chia nhau hoặc bán cho người nào xuất tiền mua.
Đối với bọn này, nhân dân rất khinh bỉ. Người hỏi tại sao lại để cho những hạng người này ở trong Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam? Đây là một sự nhục nhã cho chế độ dân chủ mới v.v. Hồ Chủ tịch rất hiểu lòng tức tối của nhân dân đối với các “nghị viên” này.
Hồ Chủ tịch giải thích cho nhân dân một cách rất giản đơn. Chủ tịch nói: “Muốn giồng khoai giồng lúa, người ta phải dùng phân. Muốn đi đến dân chủ mà tất cả chúng ta đều muốn, đôi khi chúng ta phải làm những việc chúng ta không vui
  lòng làm
( HCM,XI,76) . 

Tính vu khống, xuyên tạc đó, HCM đã truyền lại cho đàn em như Hoàng Văn Hoan xuyên tạc Quốc Dân đảng trong  HỒI KÝ" Giọt Nước trong Biển Cả " của ông:
Năm 1929, Nguyễn Thế Nghiệp tranh địa vị lãnh tụ Quốc dân đảng với Nguyễn Thái Học không được, mật thám đã bố trí cho chạy qua Vân Nam. Ở đây hắn đã câu kết với một tên Việt kiều mật thám của Quốc dân đảng Trung Quốc là Nguyễn Kim Ngữ và một tên xếp-tanh tay chân của Pháp, “bí mật hoạt động” trong giới công chức Việt kiều. Năm 1930, sau khi cuộc Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Vũ Hồng Khanh lại từ trong nước chạy ra, nhập bọn với Nguyễn Thế Nghiệp. Được sự cho phép ngầm của đế quốc Pháp, và sự “giúp đỡ” của đương cục Trung Quốc, chúng đã tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng, đưa vào một số lưu manh làm cốt cán để uy hiếp và lừa dối quần chúng. Trụ sở Việt Nam Quốc đảng được lập ở nhiều nơi trong tỉnh Vân Nam. Tại Côn Minh, chúng còn có một cái hội quán, nói cho đúng là một cái ổ để cho cốt cán của chúng qua lại, còn các tên “lãnh tụ” như Nguyễn Thế Nghiệp, Vũ Hồng Khanh thì đều dựa vào sự quyên góp của kiều bào và sự tống tiền để tiêu xài một cách trụy lạc ở khách sạn.  ..(6)

Lịch sử cho biết cộng sản rất tham lam, không bao giờ đoàn kết toàn dân, không bao giờ thực thi tự do, dân chủ. Liên kết với cộng sản là làm tay sai cho cộng sản, là đi vào con đường phản dân, hại nước.


6.Vì các đảng phái quốc gia đòi hỏi dân chủ cho nên ngày 6-1-1946 HCM tổ chức bầu Quốc hội lập hiến, nhưng cộng sản thắng tuyệt đối.Bảo Đại không ứng cử mà đắc cử. Hiến pháp được thông qua ngày 9-11-1946, nội dung : đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, tôn giáo, giai cấp, tôn giáo, bảo đảm các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt cho dân, nhưng mỉa mai thay, hiến pháp ký chưa khô mực thì  ngày 14-11-1946 thì bị đình chỉ.Đó là một hành động vô cùng trắng trợn, không cần giấu diếm.

7. Tháng 2-1946, Pháp thương lượng với Tàu, và đi đến hiệp ước Trùng Khánh ngày 28/02/1946, theo đó Tàu chịu rút quân từ ngày 01 đến 15/03/1946, và chậm nhất là ngày 31/03/1946, để cho Pháp  trở lại Việt Nam. Ngược lại, Pháp trả về cho Tàu các tô giới Pháp ở Thượng Hải, Hán Khẩu, Quảng Đông, Quảng Châu Loan, bán cho Tàu thiết lộ Vân Nam, sửa đổi quy chế người Hoa ở Đông Dương, miễn thuế người Hoa ở Hải Phòng, và người Hoa chuyên chở hàng hoá ngang qua Bắc Việt sẽ khỏi phải chịu thuế. 

  Sau hiệp ước nầy, sáng sớm ngày 06/03/1946, sư đoàn 9 bộ binh Pháp đến Hải Phòng, dưới sự chỉ huy của trung tướng Jean Valluy.

 Túng thế, Hồ Chí Minh liền báo tin cho Pháp biết là ông ta đồng ý ký hiệp ước với Pháp. Vào buổi chiều cùng ngày, tại số 38 đường Lý Thái Tổ, Hà Nội, Hồ Chí Minh, với tư cách chủ tịch chính phủ Liên hiệp kháng chiến, vội vàng ký thoả ước Sơ bộ với Pháp. Cùng ký bản văn nầy, ngoài Hồ Chí Minh, còn có Vũ Hồng Khanh (lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng), phó chủ tịch Quân sự uỷ viên hội của chính phủ. Về phía chính phủ Pháp, đại diện là Jean Sainteny. 
 Việt Nam mới ký thoả ước Sơ bộ 06/03/1946 theo đó điều 1 ghi rằng Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre), có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp. Hồ Chí Minh đón rước D'Argenlieu nghĩa là đón rước quốc trưởng đến thăm Hà Nội.
Việc Hồ Chí Minh ký thoả ước Sơ bộ với Pháp, chính thức hợp thức hoá sự hiện diện của quân đội Pháp tại Việt Nam, hoàn toàn trái ngược với lời thề diệt Pháp của Hồ Chí Minh khi trình diện chính phủ vào ngày 02/09/1945, gây sự bất bình trong các đảng phái chính trị và trong đại đa số quần chúng. Nay lại đón rước D'Argenlieu đến Hà Nội và phải theo đúng nghi thức quốc gia, ít nhất phải có treo cờ chào mừng. Chắc chắn điều nầy càng gây thêm bất bình nơi quần chúng. Tuy nhiên, nhà cầm quyền VM vẫn ra lệnh treo cờ trong ba ngày 18, 19 và 20/05/1946 và loan truyền rằng treo cờ những ngày này là để mừng 19-5 là  mừng sinh nhật HCM. Đây là một sinh nhật mới được sáng tạo, bổ túc cho những số sinh nhật trước kia của HCM. Đây là một mánh khoé HCM dùng để lừa dối nhân dân Việt Nam. 

 8. Ký hiệp ước sơ bộ 6-3-1946 , và mật ước Fontainebleau  9-1946, HCM bào chữa hành động phản quốc của ông bằng luận điệu chống Tàu "Thà bị Pháp cai trị hơn là Tàu cai trị".  HCM nói dối vì ông ghét Tàu Tưởng mà rất yêu quý Tàu Mao.Trung Hoa dân quốc không có ý cai trị Việt Nam. Trong hội nghị Alta, Tưởng Giới Thạch từ chối mà rằng: " Người Việt Nam không phải là người Trung Quốc, họ luôn chống Trung Quốc". Tàu Tưởng không tham như Tàu Mao, và còn khôn hơn Tàu Mao!
 Việt Minh cho biết treo cờ không phải để chào đón đô đốc D'Argenlieu, mà để mừng sinh nhật Hồ Chí Minh, ngày 19/5. D'Argen-lieu đến Hà Nội chiều ngày 18/05/1946. Hồ Chí Minh và D'Argenlieu gặp nhau hai lần trong hai ngày liên tiếp 19 và 20/05/1946, nhưng không đạt kết quả đáng kể.
  
 Vì hiệp định sơ bộ không kết quả, HCM và Pháp tiến đến hội nghị Đà Lạt. Hội nghị Đà Lạt còn gọi là Hội nghị trù bị Đà Lạt họp từ ngày 17 tháng 4 đến ngày 12 tháng 5 năm 1946 tại Đà Lạt, là một hội nghị dự bị, gặp gỡ giữa 2 phái đoàn Việt và Pháp chuẩn bị cho Hội nghị Fontainebleau chính thức vào tháng Bảy năm ấy.Phái đoàn có:Nguyễn Tường Tam: (1905-1963): Trưởng đoàn, Bộ trưởng ngoại giao Chính phủ Liên hiệp ; Võ Nguyên Giáp: (1912) Phó đoàn, Chủ tịch Quân ủy hội kiêm Trưởng ban quân sự Phái đoàn, Bộ trưởng Nội vụ (1946); Vũ Văn Hiền: (...-1966) Tổng thư ký phái đoàn, Luật sư, tiến sĩ.

Hội nghị Fontainebleau 1946 là đợt điều đình giữa Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đệ tứ Cộng hòa Pháp về chính thể Việt Nam. Cuộc họp này diễn ra tại Fontainebleau thuộc tỉnh Seine-et-Marne, Pháp từ ngày 6 tháng 7, 1946 cho đến trung tuần tháng 9, 1946. Đại diện cho Việt Nam là Phạm Văn Đồng còn Max André là trưởng phái đoàn Pháp. Phái đoàn Việt Nam có hai mục đích theo đuổi
  1. Độc lập chính trị, và
  2. Thống nhất đất nước.
Quan điểm của Pháp bác bỏ độc lập mà chỉ xét tự trị hay độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Hơn nữa họ đòi là phải tái lập trật tự trước tiên rồi sau đó sẽ mở cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về vấn đề thống nhất với Trung và Bắc Kỳ. Điểm gây nhiều khó khăn nhất là việc chính phủ Pháp đã đơn phương thành lập Nam Kỳ quốc, tách rời khu vực này khỏi những phong trào độc lập ở hai miền Bắc và Trung. Ngày 27 tháng 5 Cao ủy Đông Dương Georges D'Argenlieu lại còn thông qua việc thành lập Xứ Thượng Nam Đông Dương, chia cắt Việt Nam thành nhiều mảnh.

Việt Nam nhượng bộ trên về mọi mặt: kinh tế, tài chính và quân sự nhưng phái đoàn Việt Nam đòi Pháp ấn định thời hạn để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý. Thấy Pháp chần chừ không trả lời dứt khoát, phái đoàn Việt Nam bỏ bàn hội nghị ra về ngày 13 tháng 9. Tuy nhiên ngay ngày hôm sau, Hồ Chí Minh ký với Bộ trưởng Bộ Pháp quốc Hải ngoại (tiếng Pháp: ministère de la France d’Outre-mer) là Marius Moutet Tạm ước Việt - Pháp 14 tháng 9, 1946 tái khẳng định nền độc lập và chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam chấp nhận:
  1. Quyền bình đẳng cho Pháp kiều ở Việt Nam cũng như Việt kiều tại Pháp,
  2. Tài sản của người Pháp bị tịch thu sẽ được hoàn trả và quyền sở hữu tôn trọng,
  3. Đồng bạc Đông Dương lệ thuộc vào đồng franc Pháp,
  4. Thiết lập hệ thống thuế quan và tự do mậu dịch cho các xứ Đông Dương,
  5. Tái lập trật tự và ngưng bắn ở Nam Kỳ, trao đổi tù binh, và ngưng tuyên truyền kích động dân chúng.(Wikipedia)
+9. HCM di dự hội nghị Fontainebleau là để lánh mặt, để trốn trách nhiệm. Trước khi đi Pháp dự Hội nghị Fontainebleau, ông sắp đặt kế hoạch cho Võ Nguyên Giáp tiêu diệt Quốc Dân Đảng và Đại Việt. Để che mắt thiên hạ, ông đưa Huỳnh Thúc Kháng làm vì ở chức vụ Bộ trưởng Nội vụ, ký giấy cho Võ Nguyên Giáp gây ra vụ tàn sát Việt Nam Quốc Dân đảng và Đại Việt Quốc Dân tại phố Ôn Như Hầu tại Hà Nội trong tháng 7-1946. Huỳnh Thúc Kháng thật thà rơi vào cái bẫy của HCM. HCM dùng tay Huỳnh Thúc Kháng để giêt các chiến sĩ quốc gia. Sau vụ Ôn Như hầu, không biết cụ Huỳnh nghĩ sao? Đó là một thâm mưu quỷ kế rất tàn độc.
 Trong tác phẩm "No More Vietnam", tổng thống Richard Nixon viết: HCM và Pháp đã bắt tay nhau sát hại hàng trăm lãnh tụ quốc gia và hàng ngàn chiến sĩ quốc gia. Pháp đã trao vũ khí cho HCM, binh sĩ và xe cộ. Tháng 7-1946, quân Việt Cộng tấn công căn cứ của phe quốc gia trong khi quân Pháp bao vây hàng ngoài. Một số lãnh tụ bị bắt, một số bị giết".(2)

10. HCM đã thực thị chuyên chính vô sản, áp dụng độc tài đảng trị khi theo Stalin giết hại các đảng viên đệ tứ Quốc tế và các đảng phái quốc gia và tôn giáo. Tuy nhiên, bề ngoài ông vẫn dùng cái vỏ quốc gia để lừa bịp nhân dân trong nước và quốc tế như ông thường tuyên bố rằng Việt cộng giương hai ngọn cờ là giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Năm 1954, đánh thắng Điện Biên Phủ và được chia nửa nước, HCM liền cởi bỏ mặt nạ quốc gia, và hiện rõ chân tướng cộng sản trong CCRĐ.

Từ 1945, Cộng sản ra tay giết hại những trí thức, những ai không theo họ, hoặc những ai theo họ mà không thuộc giai cấp công nông. Chẳng hạn họ công khai  giết Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác. Họ âm thầm giết giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, Hồ Văn Ngà, Lan Khai, Trúc Khê. Trước tháng 6 năm 1946, Việt Minh không cho những người tình nghi tản cư, để rồi lợi dụng đêm Pháp tấn công, cộng sản  giết họ như trường hợp Dương Quảng Hàm. 
-Cộng sản giết hại lực lượng Quốc gia bằng cách ám sát. Cộng sản cũng giết hoặc sa thải các cán bộ thuộc thành phần tư sản và địa chủ trong CCRĐ, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, và  Tổ chức đảng. Họ theo dõi  cán bộ, bộ đội trong tổ tam tam. Cán bộ xin đi phép thường có hai anh bộ đội đi theo, nếu thấy khả nghi là hạ sát. Một số người bị cộng sản tình nghi, nhân khi Pháp đánh, họ ra tay giết để đổ tội cho Pháp như trường hợp Nguyễn Văn Tố...

Cũng có trường hợp HCM giết người bịt miệng như vụ Phạm Quỳnh. Dư luận cho rằng HCM giết Phạm Quỳnh vì Phạm Quỳnh và Nguyễn Tất Thành cùng tham gia hội Tam Điểm ở Pháp. HCM giết Nguyễn Bá Trác và Lâm Đức Thụ bị giết để bịt miệng vụ Lý Thụy bán Phan Bội Châu.
Cộng sản công khai giết Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa giáo.Tài liệu Cao Đài cho biết:
Ngay tỉnh Quảng Ngãi Miền Trung, Việt Minh cũng đã giết hại gần 3,000 Tín đồ Cao Ðài hồi tháng 8/1945 mà người chứng kiến cũng là nạn nhân trong cuộc thảm sát đó chính là Giáo Hữu Ngọc Sách Thanh [tức Cụ Lê Quang Sách] hiện còn sống và cư ngụ tại San Bernadino có đủ tài liệu chứng minh. Trong Bạch Thư gửi Ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan ngày 9/4/1999 Giáo Hữu viết: " Trong suốt 3 tuần lễ kể từ ngày 19/8/1945, chỉ riêng trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi đã có 2791 Chưc sắc, Chức việc và Tín Hữu Ðạo Cao Ðài Trung Bộ đã bị những người Cộng sản Việt Nam sát hại bằng đủ cách như chém đầu, chôn sống, thả biển trong đó có cả hình thức "tùng xẻo" như thời Trung cổ. Tại Quảng Ngãi các vị Chức sắc Cao cấp Cao Ðài như Ðức Liễu Tâm Chơn Nhơn Huỳnh Ngọc Trác, Giáo sư Lê Ðức, Giáo sư Ngọc Thành Thanh, các Giáo Hữu Nguyễn Trân, Lê Ðường, Lê Quang Viện, Nguyễn Sử, Nguyễn Kỉnh, Bùi Phụng, Nguyễn Thống, Trần Lương Hiếu v.v.. đều bị giết thảm. Ở Quảng Nam Giáo sư Nguyễn Hồng Phong cùng 5 Nhân sĩ Cao Ðài khác bị giết tại Làng Bầụ!"
- Giáo Hữu Lê Quang Sách cũng cho biết sau Hiệp định Genève tháng 7 năm 1954, khi Quân Ðội Quốc Gia tiếp thu Liên Khu 5, chính Hội Thánh Truyền Giáo Cao Ðài Miền Trung đã kêu gọi các Ðạo Hữu quyên góp và đã xây được một Ðài Tưởng Niệm trong tỉnh lỵ Quảng Ngãi trên khuôn viên gần 1 mẫu tây. Hằng năm ngày mùng 10/7 Âm lịch các gia đình của gần 3,000 nạn nhân đều tụ tập tại Ðài Tưởng Niệm này lập đàn trai, cầu siêu và cúng giỗ những nạn nhân do tội ác Cộng sản Việt Nam gây nên. Bất hạnh thay sau 30/4/1975, CSVN tấn chiếm VNCH, xe tăng của Việt cộng đã ủi sập mất Ðài Tưởng Niệm 3,000 vong linh Tín Ðồ Cao Ðài tỉnh Quảng Ngãi để phi tang.! Hiện chân móng Ðài Tưởng Niệm vẫn còn, tuy không có cách nào Hội Thánh Truyền Giáo Cao Ðài Miền Trung hy vọng tái xây dựng lại Ðài Tưởng Niệm này nữa, vì chắc chắn bạo quyền CSVN sẽ ngăn cản và không cho phép. Ðài Tưởng Niệm 3,000 Tín Ðồ Cao Ðài tại Quảng Ngãi bị Việt Cộng sát hại là bằng chứng tội ác tày trời của bọn ngụy quyền CSVN. 
http://www.toquocvietnam.org/VC_thamsatcactongiao.htm 

Yêu nước thì phải thương dân. Khi tàn sát nhân dân như vậy thì không phải là yêu nước. 
Giữa qưốc gia và cộng sản có hai điều khác biệt:
+Quốc gia quan niệm toàn dân đoàn kết , toàn dân tham gia công cuộc cứu quốc và kiến quốc, tôn trọng nhân quyền và dân quyền trong khi cộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp, đất nước là của một đảng, một nhóm người thao túng, nhân dân là nô lệ, là kẻ thù của đảng độc tài.
+Quốc gia tôn trọng nhân bản, đạo lý, cộng sản bất nhân, bất nghĩa.  



Nói tóm lại, trước 1954, HCM ẩn nấp dưới mặt nạ quốc gia để lừa bịp quốc tế và nhân dân Việt Nam.Sách lược này, HCM cũng áp dụng khi ông cho lập MTGPMN, và đã thành công vì một số người vẫn tin Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ không phải là cộng sản.
Sau 1954, HCM tự lật mặt nạ, chưng bày mặt thật Cộng sản khi ông thực thi CCRĐ, Cải tạo công thương nghiệp, Chỉnh đốn đảng và Cải tạo tư tưởng. Nhưng khi một số biết sự thực thì đã muộn, vì vậy họ đã bỏ gia sản, quê hương và tính mệnh mà đi tìm tự do.

Nói dối thì chỉ lừa được một lần. Nhưng đối với những người quốc gia chân chính thì họ đã thấy bản lai diện mục cộng sản của HCM từ đầu. Trong khi dối trá, HCM đã tự bộc lộ mặt thật của ông vì cáo khôn ngoan nhưng vẫn để lộ đuôi chồn. Đó là trong vai Trần Dân Tiên, HCM đã kể về thành tích Xô Viết Nghệ Tĩnh của ông là đã lập được những Làng  xã Xô Viết theo kiểu Xô Viết của Liên Xô: 

“Trong thời kỳ đầu, phong trào lan rộng và ăn sâu… Trong những tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nhân dân Việt Nam đã lật đổ chế độ cai trị của Pháp và phong kiến và lập chính quyền xô viết. Họ tuyên bố độc lập và thi hành tự do dân chủ. Những ủy ban xã, ủy ban huyện được dựng nên.” 

 nhưng tiếp sang trang, HCM lại  không chịu nhận mình là cộng sản: 

“Bọn đế quốc bịa đặt rằng những người cách mạng đó là tay sai của Đệ Tam Quốc Tế, của Liên Xô… Đế Quốc Anh cho rằng ông Nguyễn là tay sai của Liên Xô… Pháp-Nhật tuyên truyền ầm ĩ Việt Minh là cộng sản, nhận chỉ thị, tiền bạc của Mạc Tư Khoa… ”(Trần Dân Tiên, HCM X, tr.76-77). Vậy là bọn đế quốc bịa đặt hay nói thật, và HCM nói thật hay trước sau bất nhất, tự mình tố cáo cái dối trá của ông?




___
1.I don’t care what becomes of Russia. To hell with it. All this is only the road to a World Revolution. http://quotes.liberty-tree.ca/quotes_by/vladimir+ilyich+lenin
2.Quang Doãn. Tầm nhìn Hồ Chí Minh qua con mắt một nhà báo Mỹ – Kỳ 3 http://tennguoidepnhat.net/2011/09/21/t%E1%BA%A7m-nhin-h%E1%BB%93-chi-minh-qua-con-m%E1%BA%AFt-m%E1%BB%99t-nha-bao-m%E1%BB%B9-k%E1%BB%B3-3/ 
3. Hoàng Văn Hoan. sđd, ch. 
(3). Minh Võ. Hồ Chí Minh, Nhận Định Tổng Hơp, ch.50, tr.323.
(4). He makes a dozen appeals to US President Roosevelt, Secretary of State Cordell Hull, and the Senate Foreign Affairs Committee for help, insisting he is not a communist and suggesting that Indochina could be a “fertile field for American capital and enterprise.” He even mentions the possibility of allowing a US base in Camranh Bay. Likewise, US diplomats in Vietnam in their communications to Washington note that he has no direct ties to the Soviet Union and that he is a “symbol of nationalism and the struggle for freedom to the overwhelming majority of the population.  Profile: Archimedes L. A. Patti. 
http://www.historycommons.org/entity.jsp?entity=archimedes_l._a._patti 

(5). Diễn Đàn Phụ Nữ, tháng 9-1992 – Bài phỏng vấn của ký giả Phan Thế Trường. Minh Võ. sđd,  tr.320.
(6). Hoàng Văn Hoan, sđd, tập III, I. Tình hình và công tác ở Côn Minh.




 

No comments:

Post a Comment